Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm bàng quang cấp tính là một bệnh thường xảy ra đột ngột, kèm theo tiểu nóng rát, đau ở vùng niệu đạo. Đôi khi kèm theo tiểu cấp, tiểu nhiều. Đồng thời còn có biểu hiện tiểu ra máu, khi bị viêm nặng có thể kèm theo máu cục, máu đông. Viêm bàng quang cấp thuộc về nhóm các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, là một bệnh rất phổ biến chiếm trên 50% các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp nhất ở nam giới trung niên và người cao tuổi do sự xâm nhập của vi khuẩn, sức đề kháng kém là nguyên nhân chính. Viêm bàng quang cấp ở người cao tuổi do tắc nghẽn niệu đạo, viêm bàng quang ở nam giới luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm vì thế cần có phương pháp điều trị đúng cách.Nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp.
Hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm bàng quang cấp là vi khuẩn họ đường ruột, chủ yếu là E.coli, tiếp đó là các vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis và Staphylococcus aureus gây ra. Bệnh chủ yếu là do viêm nhiễm ngược dòng và thường gặp ở nữ giới bởi vì ở nữ giới ngoài việc cấu tạo của niệu đạo ngắn thì lỗ tiểu gần với âm đạo nên vi sinh vật rất dễ theo đường niệu đạo đi lên gây viêm bàng quang. Ngoài ra viêm bàng quang còn có thể do sỏi bàng quang, sỏi thận, tắc nghẽn đường niệu hoặc do rối loạn chức năng bài tiết gây ra.
Hầu hết nhiễm trùng bàng quang do bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.
Triệu chứng viêm bàng quang cấp
Bệnh viêm bàng quang cấp thường xảy ra đột ngột, trong đó có một số triệu chứng có thể làm cho người bệnh dễ nhận biết mình đang lâm bệnh như đau rát ở đường niệu đạo khi đi tiểu - tiểu buốt, tiểu nhiều, tiếp cấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tiểu không tự chủ, có thể tiểu 5-6 lần/ giờ hoặc nhiều hơn, nước tiểu ít kèm theo đau bụng dưới. Nước tiểu đục, và đôi khi tiểu ra máu ở đầu và cuối bãi.
Viêm bàng quang cấp thường đau nhẹ ở vùng xương mu và lan xuống bàng quang. Một số trường hợp bị đau nhẹ ở lưng. Tổn thương viêm giới hạn ở niêm mạc bàng quang, thường không sốt và tăng bạch cầu trong máu hoặc sốt nhẹ dưới 38oC, triệu chứng nhẹ, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Phụ nữ mới kết hôn mà bị viêm bàng quang cấp tính thì được gọi là viêm bàng quang tuần trăng mật. Khi mới bị viêm bàng quang cấp tính nếu điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ hết trong khoảng 1 tuần.
Chữa viêm bàng quang cấp thế nào?
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm bàng quang cấp, bạn phải đi khám bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và nghỉ ngơi.
Một số loại thuốc sử dụng trong việc chữa viêm bàng quang cấp:
+ Thuốc chữa viêm bàng quang do vi khuẩn: Amoxicillin 500mg (po)xq 12h x3 ngày, TMP-SMX 1 viên (po)x q 12h x3 ngày, Quinolone (po)* q 24h x 3 ngày.
+ Thuốc chữa viêm bàng quang do nấm: Fluconazone 200mg (po) x 1 liều và sau đó 100mg (po) q 24h x 4 ngày, C.albicans kháng fluconazole candida không phải albicans (C.krusei, Lusitaniae, dublinensis, tropicalis, glabrata, lipolytica, guilliermondii), Amphotericin B 0,3mg/kg (IV) x 1 liều.
Với những bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp, liệu pháp kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn bệnh một cách có hiệu quả nhất. Thế nhưng, cũng chính loại thuốc này sẽ diệt cả vi khuẩn có lợi, từ đó làm đảo lộn sự cân bằng của các vi sinh vật trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn âm đạo. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang, phải tuyệt đối thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột khi thấy bệnh thuyên giảm, vì làm như thế vi khuẩn sẽ nhờn thuốc và rất dễ bị viêm bàng quang mạn tính.
0 comments:
Post a Comment