Bệnh viêm bàng quang - thông tin tổng quan
Bệnh viêm bàng quang: là tình trạng nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính ở bàng quang thường do vi khuẩn gây nên, nguy cơ cao ở những bệnh nhân có tắc nghẽn bài tiết nước tiểu gây nhiễm khuẩn ngược dòng như: sỏi bàng quang – niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư bộ phận sinh dục ngoài, ung thư cổ bàng quang, bí tiểu kéo dài, hẹp niệu đạo bẩm sinh, lỗ thông bàng quang trực tràng, đặt ống thông tiểu… Bệnh dễ xử lý nếu được phát hiện sớm. Phụ nữ thường hay mắc bệnh hơn nam giới. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi. Bệnh còn có thể dẫn đến vô sinh nếu không điều trị kịp thời.Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang
- Hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn nằm trong đường ruột, chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này nó vô hại nhưng khi vào niệu đạo sẽ gây bệnh. Thường do quan hệ tình dục không lành mạnh, vệ sinh không sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu ngủ, hay mệt mỏi căng thẳng, ngồi lâu dẫn đến táo bón, cơ thể suy nhược.
- Mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
- Ngoài ra còn có thể gặp khi đang bị 1 số bệnh sau: Sỏi bàng quang, niệu đạo. U tuyến tiền liệt, ung thư bộ phận sinh dục ngoài, ung thư cổ bàng quang, bí đái kéo dài. Và 1 số nguyên nhân như là: Hẹp niệu đạo bẩm sinh, lỗ thông bàng quang trực tràng, thông đái.
Biểu hiện bệnh viêm bàng quang
- Bệnh viêm bàng quang cấp: Đây là loại hay gặp nhất trong các loại viêm đường tiết niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc từ niệu đạo lên bàng quang. Đau buốt kéo dài trong suốt thời gian đi tiểu và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm, dễ bị kích thích nên số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu. Tuy vậy, do mỗi lần đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết, phải tạm dừng vì đau và buốt. Người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương xứng với vị trí của bàng quang). Mặc dầu bệnh nhân có nhiễm khuẩn thực sự nhưng thường không sốt hoặc sốt nhẹ dưới 38oC. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hay toàn bãi, đôi khi tiểu ra máu (nước tiểu có thể có màu hồng đỏ hoặc đơn giản chỉ có vài vệt máu).
- Bệnh viêm bàng quang mãn: Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mãn tính. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành bàng quang dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài nên sẽ có hiện tượng tiểu són.
Với các triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu buốt, tức hạ vị, tiểu đục, tiểu ra máu có thể nhầm với mốt số bệnh về đường tiết niệu như viêm thận, thận ứ mủ, sỏi niệu quản hoặc viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo. Ngoài ra cũng có thể nhầm với ung thư bàng quang, viêm kẽ bàng quang.
Nếu bệnh viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm soát, sẽ dẫn đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
Điều trị bệnh viêm bàng quang
1. Phương pháp điều trị thông thường
Bệnh nhân viêm bàng quang cấp tính cần được nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, chú ý dinh dưỡng, không ăn thức ăn cay, tắm nước nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng, bệnh nhân có biểu hiện kích thích viêm bàng quang thì dùng thuốc chống co thắt để làm giảm triệu chứng.
2. Điều trị thuốc chống lây nhiễm
Dựa vào lượng vi khuẩn trong nước tiểu, kết quả thực nghiệm của thuốc cho thấy có hiệu quả kháng khuẩn. nên điều trị đầy đủ, trong thời gian dài, đến khi các triệu chứng giảm hẳn, khi tiểu bình thường nên tiếp tục sử dụng thêm từ 1 đến 2 tuần nữa. Trong quá trình điều trị nên thường xuyên bồi dưỡng các vi khuẩn trong nước tiểu và thử nhiệm độ nhạy cảm của thuốc, điều chỉnh bất cứ lúc nào đối với các vi khuẩn của thuốc kháng sinh, để sớm khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát.
3. Phương pháp tiểu phẫu
Áp dụng đối với các trường hợp tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang gây ra bởi viêm bàng quang mãn tính. Tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
Bổ sung năng lượng cho tinh binh và cảm hứng cho tình dục ở nam giới với rượu hào (Oyster) được ngâm theo phương pháp gia truyền. Hiện được nhiều phái mạnh ưa thích.
0 comments:
Post a Comment